Hưởng ứng thành công của FIP đa loài đầu tiên tại Việt Nam - FIP Vũng Tàu, các đối tác trong lĩnh vực sản xuất bột cá và thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh ven biển phía nam đã có những liên lạc đến Kim Delta cho việc thành lập một FIP đa loài thứ hai.
Cùng chung một mục đích với các FIP đa loài khác, mục tiêu chính của FIP Cà Mau là giúp các công ty bột cá tại Cà Mau đi tiên phong trong việc đáp ứng yêu cầu mua nguyên liệu biển có trách nhiệm và đủ điều kiện để trở thành một phần của chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản xuất khẩu được chứng nhận, bắt đầu từ tác nhân đầu chuỗi là các công ty sản xuất thức ăn thủy sản. Điều này có nghĩa là các bên tham gia FIP Cà Mau sẽ cung cấp các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ và thúc đẩy nghề cá tỉnh Cà Mau trở nên bền vững.
Thành viên dự án:
- CÔNG TY TNHH DE HEUS
- CÔNG TY TNHH GROBEST VIỆT NAM
- CÔNG TY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL (VIỆT NAM)
- CÔNG TY TNHH SING VIỆT SÔNG ĐỐC
- CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM HẢI
- CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG ĐỐC
- CÔNG TY TNHH MTV THỦY SẢN TRƯỜNG PHÚC
- CÔNG TY TNHH TÂN GÀNH HÀO
Tình trạng: Đang tiến hành - Giai đoạn 2
Năm: 2023 - 2024
Mục tiêu
Những mục tiêu trong giai đoạn hai (2023 - 2024):
- Hiểu tác động tích cực và tiêu cực của FIP đa loài ở Cà Mau đến các bên có liên quan
- Đánh giá tính sẵn có của thông tin và dữ liệu nghề cá đa loài ở Cà Mau (Phạm vi MarinTrust & FisheryProgress)
- Lập kế hoạch chi tiết Kế hoạch công việc và ngân sách Giai đoạn thực hiện FIP Cà Mau (2024-2027)
- Tạo ra một liên danh sở hữu FIP
- Cho thế giới thấy rằng Cà Mau đang nỗ lực cải thiện nghề cá đa loài: FIP Cà Mau FIP trên website: Chương trình Cải tiến MarinTrust và Fishery Progress
Thành tựu
Những thành tựu sau được ghi nhận tính đến quý 2 năm 2023:
- Hoàn thành giai đoạn một của dự án
- Giai đoạn hai chính thức bắt đầu với sự đồng ý của các đối tác (15/3/2023)
- Tổ chức thành công cuộc họp (24/3/2023) với các chuyên gia từ Đại học Cần Thơ về kế hoạch hợp tác trong giai đoạn hai